Các tour tham quan Đà Lạt luôn cho bạn cảm giác bềnh bồng của núi rừng, sương mù nơi thành phố hoa lệ ngàn hoa này. Thế nhưng, một chuyến du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm mà bạn toàn thăm thú thiên nhiên, ngắm cảnh không thôi, thiết nghĩ sẽ làm nhạt cảm xúc đấy.
Thực hiện một hành trình du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm, ngoài cảnh quan còn tìm thấy một phút bình yên, an nhiên nào đó như ở Thánh thất Cao Đài Đà Lạt chẳng hạn, chắc chắn bạn sẽ có những giây phút tĩnh lặng thật ý nghĩa và quý giá cho bản thân.
Đường đến Thánh thất Cao Đài Đà Lạt
Thánh thất Cao Đài Đà Lạt hay còn có tên gọi khác là Thánh Thất Đa Phước thuộc Tòa thánh Tây Ninh. Vị trí Thánh thất này nằm ở phường 11 của thành phố Đà Lạt. Thánh thất Cao Đài Đà Lạt được xây dựng trên một ngọn đồi với diện tích 10 ha, cách trung tâm thành phố chưa đến 10 cây số về hướng Đông.
Từ xa nhìn về Thánh thất Cao Đài Đà Lạt bạn sẽ thấy kiến trúc tổng thể giống như Tòa thánh Tây Ninh chỉ có một số nét và họa tiết trang trí là khác biệt hơn. Tổng thể kiến trúc bao gồm Hiệp Thiên đài, Cửu trùng đài và Bát quái đài.
Hiệp Thiên Đài
Hiệp Thiên Đài bao gồm 2 lầu chuông trống. Mỗi lầu gồm 5 tầng và cao 18 m. Lầu chuông phía dưới có hình chữ CAO viết bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Bên trên có 4 chữ “Bạch ngọc chung đài” viết bằng chữ quốc ngữ. Trong lầu có treo một quả chuông lớn gọi là Bạch ngọc chung. Đỉnh lầu có cột thu lôi tạc hình hồ l6, tượng trưng cho Lý Thiết quả. Lầu trống phía dưới có tạc hình chữ ĐÀI, bên trên viết 4 chữ quốc ngữ “Lôi âm cổ đài”. Trong lầu có treo một cái trống lớn gọi là Lôi âm cổ. Đỉnh lầu có cột thu lôi tạc hình giỏ hoa lam là bửu pháp của Long nữ, thị giả của Quan Thế Âm. Nếu bạn bước vào lối chính sẽ có 4 trụ gọi là cột Long Hoa, mỗi bên đắp hình rồng đỏ và hình hoa sen chạm trổ tinh vi tượng trưng cho đại hội long hoa đầy màu sắc. Lối giữa là bức họa vẽ một bàn tay từ trong áng mây mưa cầm một quả cân đặt trên quả địa cầu gọi là hình tượng Cân công bình tượng trưng cho sự phán xét công lý. Bên phải có hình ông Thiện tượng trưng cho tâm và bên trái có hình ông ác tượng trưng cho vọng tâm. Phía trên bao lơn xây tạc hình bán nguyệt, một lá cờ ba màu vàng trên cùng, giữa xanh và dưới là màu đỏ. Trên cùng hết là tượng Thiên nhãn. Trên cao có tượng Phật Di Lặc ngồi trên lưng cọp và tòa sen. Cọp là biểu tượng của năm Bính Dần (1926) là năm Khai đạo.
Cửu trùng đài
Phần giữa của tòa là chánh điện gọi Cửu trùng đài. Cửu trùng đài nối liền Hiệp thiên đài với Bát quái đài. Khu vực này có 6 cột trụ chia làm 2 bên. Nơi này được trang trí khác Tòa thánh Tây Ninh ở chổ 6 cột trụ không trang trí hình rồng như Tòa thánh. Bên dưới của mỗi cột trụ được điêu khắc một đóa hoa sen lớn và sơn màu đỏ.
Bát quái đài
Khu vực Bát quái đài nằm ở phía cuối của thánh thất. Khu vực này có 8 cột trụ rồng xếp theo hình Bát quái. Nhưng khác với Tòa thánh Tây Ninh không làm quả Càn khôn mà thay vào đó là bàn thờ lớn có 5 bậc. Bậc đầu tiên là hình Thiên nhãn lớn biểu tượng tượng trưng cho Thượng đế, kế bên dưới là hình một ngọn đèn gọi là Thái cực luôn luôn thắp sáng không được để tắt ngọn lửa. Bậc thứ hai là bài vị 3 tôn giáo lớn Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều viết bằng chữ Hán. Bậc thứ 3 thờ 3 vị là Quan Thế Âm bồ tát, Thi tiên Lý Thái Bạch, và Quan Thánh Đế Quân. Bậc thứ 4 thờ chúa Giê – su giáo chủ của Ki-tô giáo. Bậc thứ 5 thờ Khương Tử Nha.
Các công ty tổ chức tour du lịch hiện nay luôn thiết kế điểm tham quan như Thánh thất Cao Đài Đà Lạt có trong hành trình tham quan của du khách. Thánh thất Cao Đài Đà Lạt là một trong những điểm dừng chân cho du khách tìm về chốn linh để du khách luôn có được phút giây tĩnh tại trong tâm đan xen hành trình tham quan khám phá của mình.