Thông tin tư vấn xây dựng doanh nghiệp – Popular Enterprises Development Consultant – Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp https://www.pedc.org.vn Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp - Kiến thức xây dựng doanh nghiệp. Website hàng đầu về Tư vấn xây dựng doanh nghiệp Thu, 03 Sep 2020 10:10:34 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 Cách kiểm tra ứng dụng nào đang truy cập vị trí của bạn trên điện thoại Android và iPhone https://www.pedc.org.vn/tu-van/cach-kiem-tra-ung-dung-nao-dang-truy-cap-vi-tri-cua-ban-tren-dien-thoai-android-va-iphone.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/cach-kiem-tra-ung-dung-nao-dang-truy-cap-vi-tri-cua-ban-tren-dien-thoai-android-va-iphone.html#respond Thu, 03 Sep 2020 17:10:34 +0000 https://www.pedc.org.vn/?p=1352 Các ứng dụng trên điện thoại có thể theo dõi vị trí của bạn. Bài viết sau, Điện máy XANH […]

The post Cách kiểm tra ứng dụng nào đang truy cập vị trí của bạn trên điện thoại Android và iPhone appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>

Các ứng dụng trên điện thoại có thể theo dõi vị trí của bạn. Bài viết sau, Điện máy XANH sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra ứng dụng nào đang truy cập vị trí của bạn trên điện thoại Android và iPhone để có thể bảo mật thông tin tốt hơn.

Tại sao cần kiểm tra quyền truy cập vị trí của ứng dụng?

Một số ứng dụng trên điện thoại khá hữu dụng khi bạn cho phép chúng theo dõi vị trí của mình, cài đặt này đôi khi là bắt buộc khi bạn sử dụng một vài ứng dụng liên quan đến việc tìm địa chỉ hay sử dụng ứng dụng thời tiết.

Điển hình là Google Maps, ứng dụng này sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu bạn không cho phép nó truy cập vị trí của mình.

Nhưng bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm nhất định như nhanh hết pin điện thoại, ngoài việc đó ra thì có nhiều ứng dụng còn giám sát vị trí GPS của bạn và truy cập dữ liệu trên thiết bị mà có thể bạn không biết, có thể làm lộ thông tin cá nhân của mình.

2Cách kiểm tra quyền truy cập vị trí của ứng dụng

Cách kiểm tra quyền truy cập vị trí của ứng dụng trên điện thoại iOS

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Settings (Cài đặt) > chọn Privacy (Quyền riêng tư) > chọn Location Services (Dịch vụ định vị).

Truy cập vào ứng dụng Settings (Cài đặt), và chọn Privacy (Quyền riêng tư)

 

Tiếp theo là danh sách ứng dụng có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu vị trí của bạn. Bạn cũng có thể xem liệu bạn đã cấp quyền truy cập cho các ứng dụng này chưa. Cụ thể là bạn sẽ biết được ứng dụng nào cũng có thể truy cập vị trí của bạn mọi lúc hay chỉ khi bạn dùng ứng dụng.

Để xem chi tiết quyền truy cập dữ liệu vị trí của một ứng dụng cụ thể, bạn hãy chọn nó.

Tại đây, bạn có thể thấy ba tùy chọn khác nhau (và một dấu kiểm màu xanh bên cạnh tùy chọn đang được chọn).

  • Never (Không): Ứng dụng sẽ không bao giờ được phép truy cập vào dữ liệu vị trí.
  • When Using the App (Khi dùng Ứng dụng): Mỗi khi ứng dụng mở và đang hoạt động – hay nói cách khác, khi nó đang hiển thị trên màn hình của iPhone – nó sẽ được phép truy cập dữ liệu vị trí.
  • Always (Luôn luôn): Nếu bạn chọn tùy chọn này, ứng dụng sẽ có thể truy cập dữ liệu vị trí bất cứ khi nào nó cần.

Nếu bạn tắt Dịch vụ định vị, bạn sẽ được yêu cầu bật lại vào lần tiếp theo khi một ứng dụng hoặc dịch vụ cố gắng sử dụng tính năng này.

Cách kiểm tra quyền truy cập vị trí của ứng dụng trên điện thoại android

Bước 1: Vào Cài đặt > Bảo mật > Các quyền ứng dụng
cach-kiem-tra-ung-dung-nao-dang-truy-cap-vi-tri-cua-ban-tren-dien-thoai-android-va-iphone-2

 

Bước 2: Chọn mục Truy cập thông tin ví trí

Chọn mục Truy cập thông tin ví trí

Điện thoại sẽ hiện lên danh sách ứng dụng có quyền truy cập vào dữ liệu vị trí của bạn.

Bạn cũng có thể xem liệu bạn đã cấp quyền truy cập cho các ứng dụng này chưa. Cụ thể là bạn sẽ biết được ứng dụng nào cũng có thể truy cập vị trí của bạn mọi lúc hay chỉ khi bạn dùng ứng dụng. Để xem chi tiết quyền truy cập dữ liệu vị trí của một ứng dụng cụ thể:

  • Cho phép: Nếu bạn chọn tùy chọn này, ứng dụng sẽ có thể truy cập dữ liệu vị trí bất cứ khi nào nó cần
  • Cấm: Ứng dụng sẽ không bao giờ được phép truy cập vào dữ liệu vị trí.
  • Hỏi: Mỗi khi ứng dụng mở và đang hoạt động, nó sẽ được hỏi bạn để xin phép truy cập dữ liệu vị trí.

3Một số lưu ý khi cấp quyền ứng dụng lúc mới cài

Hầu hết các ứng dụng hay trò chơi mới tải về điện thoại đều yêu cầu người dùng chấp nhận một số những điều khoản. Tiếp đến, trong quá trình sử dụng chúng ta sẽ cung cấp thêm một số quyền sử dụng như camera, vị trí, tin nhắn, danh bạ,…

Thông thường khi nhận được yêu cầu như trên từ các ứng dụng, chúng ta sẽ nhấn Đồng ý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ứng dụng sẽ dựa vào đó để đánh cắp các thông tin cá nhân của bạn.

Ngoài những ứng dụng bắt buộc phải truy cập mới có thể sử dụng được như: Google Map, Zalo, Grap,…. Còn những ứng dụng khác, nếu bạn thấy không cần thiết hoặc các quyền đó không liên quan tới ứng dụng mà bạn đang cài đặt thì có thể tắt quyền truy cập (sau khi đã cài) hoặc chặn quyền truy cập khi đang cài hay có thể bỏ qua ứng dụng đó.

Ngoài ra, nhiều ứng dụng đòi được cấp những quyền mà chẳng liên quan gì đến khả năng thực thi chức năng của ứng dụng thì bạn hãy suy nghĩ lại có nên sử dụng chúng hay không?

Trên đây là thông tin về Cách kiểm tra ứng dụng nào đang truy cập vị trí của bạn trên điện thoại Android và iPhone. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

The post Cách kiểm tra ứng dụng nào đang truy cập vị trí của bạn trên điện thoại Android và iPhone appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/cach-kiem-tra-ung-dung-nao-dang-truy-cap-vi-tri-cua-ban-tren-dien-thoai-android-va-iphone.html/feed 0
Lời khuyên cho người lần đầu tiên khởi nghiệp https://www.pedc.org.vn/tu-van/163-loi-khuyen-cho-nguoi-lan-dau-tien-khoi-nghiep.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/163-loi-khuyen-cho-nguoi-lan-dau-tien-khoi-nghiep.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:11 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/163-loi-khuyen-cho-nguoi-lan-dau-tien-khoi-nghiep/ Tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp trẻ gây dựng cơ đồ và có thể cố vấn, giúp đỡ thế […]

The post Lời khuyên cho người lần đầu tiên khởi nghiệp appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
Tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp trẻ gây dựng cơ đồ và có thể cố vấn, giúp đỡ thế hệ kế tiếp chinh phục giấc mơ của họ. Chính những kiến thức được truyền từ thế hệ doanh nhân này sang thế hệ doanh nhân khác sẽ tạo ra cái nhìn sâu sắc, là nền tảng của sự thành công của những doanh nhân khởi nghiệp trong tương lai.

Dưới đây cũng chính là những gì mà tôi đã mong muốn được biết khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên của mình.

1. Tập trung. Tập trung. Tập Trung

Nhiều doanh nhân nghĩ rằng mình luôn phải nắm bắt mọi cơ hội có được. Tuy thế, nhiều cơ hội kinh doanh cũng thường là con sói trong lốt cừu non. Đừng quan tâm quá nhiều tới những thứ bên lề. Việc ôm đồm quá nhiều sẽ làm sức mạnh của bạn giảm đi, dẫn đến hạn chế cả hiệu quả và năng suất. Tốt nhất là làm được một việc trọn vẹn, hoàn hảo, còn hơn là làm 10 việc một lúc mà việc nào cũng làng nhàng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần phải nhảy sang một dự án khác cũng có nghĩa rằng ý tưởng ban đầu của bạn đang có vấn đề.

2. Biết việc mình làm, làm việc mình biết

Đừng bắt đầu kinh doanh chỉ bởi bạn cảm thấy nó có vẻ hấp dẫn hay có thể đem lại lợi nhuận lớn, mà hãy bắt đầu từ những gì bạn yêu thích. Công việc kinh doanh được gây dựng nên từ chính những điểm mạnh và tài năng của bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng quan trọng đấy, nhưng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thỏa mãn khi nuhững gì mình tâm huyết đang phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày còn là điều quan trọng hơn. Nếu trái tim bạn không dành cho công việc ấy, chắc chắn bạn sẽ không thể đạt được thành công.

3. Ngắn gọn trong 30 giây hoặc đơn giản là không nói gì cả

Khi có cơ hội gặp gỡ với một nhà đầu tư hay một khách hàng đang tìm hiểu, hãy luôn luôn sẵn sàng để quảng bá về công việc kinh doanh của bạn. Nói rõ những sứ mệnh, dịch vụ và mục đích mà bạn hướng tới một cách rõ ràng, ngắn gọn, súc tích. Hãy chọn cách nói phù hợp với người nghe, hơn là cố gắng nói nhiều hơn, với nhiều người hơn.

4. Biết mình biết gì, biết mình không biết gì, và biết rằng ai biết những điều mình không biết

Chắc chắn trong cuộc sống này chẳng có ai có thể biết hết mọi thứ, nên đừng bao giờ tỏ ra mình là Biết-tuốt. Hãy tập hợp quanh mình những cố vấn, những người sẽ bồi dưỡng bạn thành một lãnh đạo tốt hơn, một doanh nhân thành đạt hơn. Tìm kiếm thành công, kiến thức ở những người mà bạn có chung mối quan tâm cũng như những người nhận thấy có thể nhận được lợi ích khi làm việc với bạn dài hạn.

5. Hành xử như một người mới khởi nghiệp

Hãy tạm gạt những yêu cầu xa xỉ về văn phòng tiện nghi, xe hạng sang hay những khoản chi phí phù phiếm to lớn, trong khi sự sống của công ty bạn vẫn còn phụ thuộc vào ví tiền của bạn. Hãy thực hành và hoàn thiện nghệ thuật tiết kiệm, cẩn trọng với từng đồng, và cũng như uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, hãy uốn tay bảy lần trước khi tiêu bất cứ một khoản nào. Duy trì một chi phí thấp và quản lý dòng tiền của bạn thật hiệu quả.

6. Học từ thực tế

Không một cuốn sách kinh doanh, kế hoạch kinh doanh nào có thể dự đoán chắc chắn được tương lai, hoặc trang bị đầy đủ kiến thức cho bạn để có thể trở thành một doanh nhân thânhf công. Cũng không bao giờ có một kế hoạch hoàn hảo, không có con dường hoàn hảo, không có đường tắt. Tất nhiên, đừng bao giờ nhảy vào giữa một công việc kinh doanh mới mà không có bất kỳ ý niệm nào về nó hay một kế hoạch cụ thể với nó, nhưng cũng đừng mất đến hàng tháng, hàng năm chỉ để ôm cây đợi thỏ. Bạn sẽ dần trở thành doanh nhân thành công chính nhờ va chạm thực tế, quan trọng nhất là bạn phải học hỏi từ những sai lầm và không bao giờ mắc một sai lầm đến lần thứ hai.

7. Sẽ không ai đem tiền cho bạn đâu

Thực thế, khi khởi nghiệp, sẽ không ai đưa không tiền cho bạn đâu. Nếu ngay từ đầu bạn cần một nguồn vốn lớn để bắt đầu đầu tư, kế hoạch của bạn cần phải xem xét lại. Tìm một điểm để bắt đầu thay vì cố chọn điểm kết thúc. Giảm quy mô cũng như các chí phí đắt đỏ. Hãy đơn giản hóa các ý tưởng cho đến khi bạn có thể quản lý nó một cách dễ dàng, tìm cách để kế hoạch hóa mô hình kinh doanh của bạn trên một ngân sách eo hẹp. Nếu bạn muốn tìm kiếm đầu tư, hãy chứng minh được giá trị của mình trước đã. Nếu ý tưởng của bạn thành công một cách hiện hữu, cơ hội huy động vốn từ các nhà đầu tư sẽ được cải thiện đáng kể.

8. Hãy giữ gìn sức khỏe

Không, tôi không phải là mẹ của bạn đâu nhé. Nhưng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu tự biết chăm sóc cho mình. Công việc kinh doanh cũng chính là một phong cách sống. Nếu cứ làm việc đến kiệt sức, bạn sẽ tự đốt cháy bản thân mình và công việc cũng sẽ kém hiệu quả hơn. Đừng lý do lý trấu gì nữa, hay ăn uống hợp lý, tập thể dục và dành thời gian cho riêng mình.

9. Đừng trở thành nạn nhân của công việc kinh doanh

Lời nói không quan trọng bằng việc làm. Hãy khẳng định giá trị của bạn thông qua những gì bạn có thể đạt được thay vì những lời ba hoa bốc phét. Hãy cho khách hàng và các nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp của bạn nhiệt tình mà vẫn trang nhã, thân thiện nhưng không vồ vập. Tránh làm mất lòng tin bằng cách tô vẽ những mục tiêu cao xa nhưng không chắc chắn. Tóm lại, hoặc là bạn chắc chắn làm được, hoặc là nên im lặng.

10. Biết rằng lúc nào cần phải dừng lại

Ngược lại với những gì người ta thường nói, người thuyền trưởng sáng suốt không phải là người sẽ ở lại và chìm nghỉm cùng con tàu. Đừng làm những việc ngu ngốc chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình, tỏ ra mình anh hùng mã thượng, vậy nên cũng phải biết lúc nào cần rút chân khỏi vùng bùn. Nếu ý tưởng của bạn đang tỏ ra thất bại ngày một rõ ràng, chứng tỏ bạn đã làm gì đó sai. Hãy xem lại mình có thể làm gì khác. Rút ra bài học từ những thất bại của chính mình sẽ là hành trang tốt hơn cho bạn và cho những công việc kinh doanh sau này. Thất bại là không thể tránh khỏi, nhưng một doanh nhân đích thực là người sẽ trưởng thành từ những nghịch cảnh.

Theo Saga

The post Lời khuyên cho người lần đầu tiên khởi nghiệp appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/163-loi-khuyen-cho-nguoi-lan-dau-tien-khoi-nghiep.html/feed 0
Mưu lược trong làm kinh doanh https://www.pedc.org.vn/tu-van/164-muu-luoc-trong-lam-kinh-doanh.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/164-muu-luoc-trong-lam-kinh-doanh.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:11 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/164-muu-luoc-trong-lam-kinh-doanh/ Peter Drucker – cha đẻ của nghệ thuật quản trị  kinh doanh, nói rằng: “Bất cứ khi nào bạn thấy […]

The post Mưu lược trong làm kinh doanh appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
Peter Drucker – cha đẻ của nghệ thuật quản trị  kinh doanh, nói rằng: “Bất cứ khi nào bạn thấy một việc gì đó được hoàn thành, thì bạn sẽ tìm ra một người độc tưởng với một sứ mệnh nào đó”.

Bạn càng nghĩ về mục đích lớn lao cụ thể của bản thân  và cách đạt được nó, bạn càng có khả năng kích hoạt định luật Hấp dẫn trong đời mình. Bạn bắt đầu thu hút mọi nguồn lực, cơ hội và ý tưởng, con người  nhằm giúp bạn tiến nhanh đến mục tiêu và mục tiêu cũng tiến nhanh đến bạn.

Theo Quy luật Tương xứng, những trải nghiệm bên ngoài sẽ đáp ứng và hòa hợp với những mục tiêu thuộc thế giới  bên trong con người  bạn. Khi bạn thiết lập và luôn hướng đến một mục đích lớn lao và cụ thể, những biểu hiện bên ngoài của bạn sẽ như tấm gương phản chiếu mục đích ấy.

Ngoài ra, một mục đích lớn lao và cụ thể cũng sẽ kích hoạt những tiềm thức trong bạn. Bất cứ suy nghĩ, kế hoạch  hay mục tiêu nào mà bạn có thể xác định rõ ràng trong nhận thức của mình thì cuối cùng – với tất cả những khả năng, nỗ lực của bạn – nó sẽ được chuyển hóa thành hiện thực.
Hoạt hóa lưới vỏ não

Bên trong bộ não của chúng ta có một cơ quan  đặc biệt được gọi là “lưới võ não”. Phần não của bạn hoạt động  tương tự như mạng lưới điện thoại  trong một tòa nhà lớn. Khi có một cuộc điện thoại  bên ngoài gọi đến thì tổng đài trung tâm  sẽ tiếp nhận và sau đó chuyển đến cho đường dây nội bộ. Tương tự, lưới vỏ não tiếp nhận tất cả các thông tin  từ bên ngoài, xử lý rồi gởi đến các bộ phận thích hợp ở não hoặc các bộ phận ý thức khác của cơ thể.

Lưới vỏ não đóng vai trò hoạt hóa các cơ quan  trong cơ thể. Khi nhận được thông điệp mục tiêu từ bạn, nó sẽ kích hoạt mạnh mẽ nhận thức của bạn và giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Kích thích lưới vỏ não

Bạn thực sự rất muốn có một chiếc xe thể thao  màu đỏ? Hãy viết điều này thành mục tiêu ra giấy. Bắt đầu từ đây, trong đầu bạn sẽ mường tượng và luôn nghĩ đến hình ảnh  một chiếc xe thể thao  như thế. Lưới vỏ não tiếp nhận thông tin  này và phản ánh rằng giờ đây chiếc xe thể thao  màu đỏ hết sức quan trọng  đối với bản thân  bạn. Trong tâm trí bạn luôn xuất hiện hình ảnh  chiếc xe này. Không những thế, bạn còn để mắt chú ý đến tất cả những chiếc xe màu đỏ đang lưu thông trên đường hay ở bất kỳ nơi đâu bạn thấy.

Tương tự như thế, nếu bạn có ý định mua một chiếc xe gắn máy, bạn cũng bắt đầu chú ý đến loại xe này ở mọi nơi. Hay nếu bạn muốn đi du lịch  đến Hawaii, thì bạn cũng sẽ bắt đầu chú ý đến những tờ rơi, quảng cáo  hay những phóng sự truyền hình  có thông tin  về Hawaii.

Bất cứ thông điệp về mục tiêu nào mà bạn gửi đến lưới vỏ não của mình cũng đều kích hoạt mạng lưới gây chú ý của bạn đến các cách thức có thể tiến hành để biến điều đó thành hiện thực.

Độc lập về tài chính

Nếu bạn muốn độc lập  về mặt tài chính, hãy nghĩ ngay đến tất cả các cơ hội và khả năng có thể giúp bạn đạt được điều này. Bạn sẽ chú ý đến những trang báo, quyển sách liên quan đến vấn đề mình đang quan tâm  ở bất cứ nơi nào bạn đến. Bạn thấy hứng thú khi tham gia các cuộc nói chuyện về thu nhập  và đầu tư. Dường như bạn bị bủa vây bởi những ý tưởng và thông tin  mà bạn nghĩ chúng có thể hữu ích để đạt được những mục tiêu tài chính  của mình.

Mặt khác, nếu bạn đưa ra những chỉ dẫn không rõ ràng đến lưới vỏ não và tiềm thức của mình, bạn sẽ sống một cuộc sống  không phương hướng. Lúc ấy, bạn hầu như không nhận thức được tất cả những cơ hội và khả năng có thể xảy ra với mình.

Ai đó từng nói rằng: “Chìa khóa của cuộc sống  là sự chú tâm”. Sự chú tâm của bạn hướng về bất cứ nơi nào, thì cuộc đời bạn cũng chuyển biến theo hướng ấy. Khi bạn xác định được một mục đích lớn lao và cụ thể, bạn sẽ gia tăng sự chú tâm với bất cứ điều gì có khả năng giúp bạn đạt được mục tiêu đó nhanh hơn.

Mục đích lớn và cụ thể

Vào thời điểm này, mục đích lớn lao và cụ thể của bạn có thể được xem như là một mục tiêu quan trọng  nhất đối với bạn. Nó có khả năng giúp bạn đạt được thêm nhiều mục tiêu khác nữa. Một mục đích lớn và cụ thể phải có những đặc điểm sau:

1. Nó phải là một điều gì đó mà bản thân  bạn thực sự mong muốn. Sự khát khao của bạn dành cho mục tiêu này phải hết sức mạnh mẽ. Một khi hoàn thành mục đích lớn lao và cụ thể, bạn sẽ cảm thấy thực sự phấn khích và hạnh phúc.

2. Nó phải rõ ràng. Bạn phải định nghĩa nó được bằng ngôn từ. Bạn hãy viết ra giấy và biết chính xác  bạn đang muốn điều gì và khả năng hoàn thành ra sao.

3. Nó phải đo lường và ước lượng được. Thay vì nói một cách chung chung rằng: “Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, thì tốt hơn hãy nói: “Tôi muốn thu nhập  mỗi tháng là 10.000 đôla vào năm sau”.

4. Nó phải có tính khả thi. Mục đích của bạn không thể quá viển vông mà phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành.

5. Nó phải có xác suất thành công  hợp lý, có thể là 50 – 50. Nếu trước đây bạn chưa từng đạt được một mục tiêu nào, thì hãy bắt đầu bằng việc đề ra một mục tiêu mà xác suất thành công  có thể lên đến 80%. Khi đoán chắc vào sự thành công, bạn sẽ tự tin để tiến lên. Sự tự tin từ những thành công  ban đầu sẽ khiến bạn về sau có đủ dũng khí để đề ra những mục tiêu vĩ đại với xác suất thành công  rất thấp.

6. Nó phải tương hợp với những mục tiêu khác. Hay nói đúng hơn, nó phải tương hợp với những mục tiêu nhỏ hơn và nhất quán với những giá trị  của bạn.

Hãy tỏ ra thực tế

Một phụ nữ  sau khi tham dự một buổi hội thảo của tôi đã tuyên bố về mục đích lớn lao và cụ thể của cô là sẽ trở thành triệu phú vào năm sau.

Nhưng hỏi ra mới biết cô vừa bị vỡ nợ, và tệ hại hơn là bị sa thải vì không đủ năng lực  trong công việc. Và khi được hỏi tại sao cô lại đặt ra mục tiêu kiếm được 1 triệu đôla trong những điều kiện như vậy thì cô quay sang chất vấn tôi rằng theo như những gì tôi vừa nói thì mọi người có thể xác lập bất cứ mục tiêu lớn lao nào trong đời, miễn là họ nhận thức rõ ràng về nó, nên cô tin rằng nó sẽ giúp cô thành công. Tôi đã phải giải thích cho cô hiểu và nhận thấy mục tiêu của cô là hoàn toàn phi thực tế và không thể đạt được với những điều kiện hiện tại. Mục tiêu quá lớn và không khả thi như vậy sẽ chỉ khiến cô thêm chán nản, thất vọng  chứ không có tác dụng khích lệ tinh thần cô trong những năm sắp tới.

Trong một buổi hội thảo khác, một người đàn ông  đã bộc bạch với tôi rằng mục đích lớn lao cụ thể của ông chính là mang lại “hòa bình cho thế giới”. Tôi phải giải thích với anh ấy là trừ phi anh trở thành nguyên thủ của một nước siêu cường, còn ngoài ra anh không thể làm được điều gì đủ tác động để đem lại hòa bình  cho thế giới. Khi nghe những lời đó, anh ta tỏ ra khó chịu và bỏ đi.

Trong cả hai trường hợp trên, họ đều dùng phương pháp xác lập mục tiêu “chống lại” chính mình. Họ tự đưa mình vào thất bại trước khi hành động  bằng những mục tiêu hoàn toàn không thể đạt được và không phù hợp với hoàn cảnh  hiện thời của họ.

Cách làm ấy là một mối hiểm họa thực sự khi bạn bắt đầu xác lập những mục tiêu cho chính mình. Đó có thể là “con hẻm cụt” đem lại cho bạn những thất vọng  và chán chường thay vì sự phấn khích và nhiệt tình.

Mục tiêu của người đoạt giải Nobel

Trong một buổi hội thảo, tôi thật sự lấy làm vinh dự khi có dịp tiếp xúc với một vị giáo sư hóa học ở một trường đại học  danh tiếng, người đã đoạt giải Nobel hóa học hai năm trước đây khi hợp tác cùng với hai nhà khoa học  khác. Ông nói với tôi rằng khi ông bắt đầu giảng dạy ở đại học  lúc 20 tuổi, ông đã quyết tâm phải đóng góp một phần quan trọng  trong lĩnh vực hóa học. Đó là mục đích lớn lao cụ thể của ông. Và từ đó, ông đã tập trung cho chuyên môn của mình trong suốt hơn 25 năm và cuối cùng ông đã thành công.

Ông thổ lộ: “Ngay từ đầu, tôi đã nhìn nhận mục tiêu của mình rõ ràng. Tôi không bao giờ nghi ngờ về con đường  phía trước cả. Tôi tin rằng cuối cùng rồi tôi cũng sẽ làm một điều thật ý nghĩa cho ngành hóa học. Tôi đã rất hạnh phúc  khi được giải Nobel nhưng tôi không quá bất ngờ vì điều đó”.

Bài tập 10 mục tiêu

Bây giờ thì bạn hãy thử với bài tập thực hành này. Lấy ra một tờ giấy trắng và viết một danh sách gồm 10 mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành trong một khoảng thời gian  hạn định sắp tới. Hãy sử dụng thì hiện tại như thể là bạn đã đạt được chúng rồi. Ví dụ, bạn có thể viết là “Tôi nặng… kg” hay “Thu nhập mỗi tháng của tôi là…”.

Sau khi đã liệt kê xong các mục tiêu, hãy quay lại từng mục trong bản danh sách và tự trả lời câu hỏi  này: Nếu mình có thể hoàn thành ngay bây giờ, thì mục tiêu nào sẽ có tác động tích cực lớn nhất đến cuộc đời mình? Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu mà bạn xác định đầu tiên chính là mục đích lớn lao cụ thể của bạn. Mục tiêu này có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời bạn và đến việc hoàn thành hầu hết các mục tiêu còn lại.

Nếu có bất kỳ một mục tiêu nào, hãy viết chúng ra giấy. Sau đó, viết tiếp mọi khả năng giúp bạn hoàn thành mục tiêu này. Hãy mang nó bên mình và thường xuyên xem lại. Hãy luôn nghĩ đến mục tiêu này trong mọi lúc. Và không ngừng tìm cách đạt được mục tiêu ấy. Và hãy dùng câu hỏi  duy nhất: “Bằng cách nào?” để định hướng cho mình.

Trích nội dung  cuốn “Chinh phục mục tiêu” – tác giả  Brian Tracy do First News

The post Mưu lược trong làm kinh doanh appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/164-muu-luoc-trong-lam-kinh-doanh.html/feed 0
10 lời khuyên cho những người mới khởi nghiệp https://www.pedc.org.vn/tu-van/162-10-loi-khuyen-cho-nhung-nguoi-moi-khoi-nghiep.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/162-10-loi-khuyen-cho-nhung-nguoi-moi-khoi-nghiep.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:10 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/162-10-loi-khuyen-cho-nhung-nguoi-moi-khoi-nghiep/ 1. Tập trung, tập trung và tập trung Nhiều doanh nhân nghĩ rằng mình luôn phải nắm bắt mọi cơ […]

The post 10 lời khuyên cho những người mới khởi nghiệp appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
1. Tập trung, tập trung và tập trung

Nhiều doanh nhân nghĩ rằng mình luôn phải nắm bắt mọi cơ hội có được. Tuy thế, nhiều cơ hội kinh doanh cũng thường là con sói trong lốt cừu non. Đừng quan tâm quá nhiều tới những thứ bên lề. Việc ôm đồm quá nhiều sẽ làm sức mạnh của bạn giảm đi, dẫn đến hạn chế cả hiệu quả và năng suất. Tốt nhất là làm được một việc trọn vẹn, hoàn hảo, còn hơn là làm 10 việc một lúc mà việc nào cũng làng nhàng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần phải nhảy sang một dự án khác cũng có nghĩa rằng ý tưởng ban đầu của bạn đang có vấn đề.

2. Biết việc mình làm, làm việc mình biết

Đừng bắt đầu kinh doanh chỉ bởi bạn cảm thấy nó có vẻ hấp dẫn hay có thể đem lại lợi nhuận lớn, mà hãy bắt đầu từ những gì bạn yêu thích. Công việc kinh doanh được gây dựng nên từ chính những điểm mạnh và tài năng của bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng quan trọng đấy, nhưng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thỏa mãn khi nuhững gì mình tâm huyết đang phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày còn là điều quan trọng hơn. Nếu trái tim bạn không dành cho công việc ấy, chắc chắn bạn sẽ không thể đạt được thành công.

3. Ngắn gọn trong 30 giây hoặc đơn giản là không nói gì cả

Khi có cơ hội gặp gỡ với một nhà đầu tư hay một khách hàng đang tìm hiểu, hãy luôn luôn sẵn sàng để quảng bá về công việc kinh doanh của bạn. Nói rõ những sứ mệnh, dịch vụ và mục đích mà bạn hướng tới một cách rõ ràng, ngắn gọn, súc tích. Hãy chọn cách nói phù hợp với người nghe, hơn là cố gắng nói nhiều hơn, với nhiều người hơn.

4. Biết mình biết gì, biết mình không biết gì, và biết rằng ai biết những điều mình không biết

Chắc chắn trong cuộc sống này chẳng có ai có thể biết hết mọi thứ, nên đừng bao giờ tỏ ra mình là Biết-tuốt. Hãy tập hợp quanh mình những cố vấn, những người sẽ bồi dưỡng bạn thành một lãnh đạo tốt hơn, một doanh nhân thành đạt hơn. Tìm kiếm thành công, kiến thức ở những người mà bạn có chung mối quan tâm cũng như những người nhận thấy có thể nhận được lợi ích khi làm việc với bạn dài hạn.

5. Hành xử như một người mới khởi nghiệp

Hãy tạm gạt những yêu cầu xa xỉ về văn phòng tiện nghi, xe hạng sang hay những khoản chi phí phù phiếm to lớn, trong khi sự sống của công ty bạn vẫn còn phụ thuộc vào ví tiền của bạn. Hãy thực hành và hoàn thiện nghệ thuật tiết kiệm, cẩn trọng với từng đồng, và cũng như uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, hãy uốn tay bảy lần trước khi tiêu bất cứ một khoản nào. Duy trì một chi phí thấp và quản lý dòng tiền của bạn thật hiệu quả.

6. Học từ thực tế

Không một cuốn sách kinh doanh, kế hoạch kinh doanh nào có thể dự đoán chắc chắn được tương lai, hoặc trang bị đầy đủ kiến thức cho bạn để có thể trở thành một doanh nhân thânhf công. Cũng không bao giờ có một kế hoạch hoàn hảo, không có con dường hoàn hảo, không có đường tắt. Tất nhiên, đừng bao giờ nhảy vào giữa một công việc kinh doanh mới mà không có bất kỳ ý niệm nào về nó hay một kế hoạch cụ thể với nó, nhưng cũng đừng mất đến hàng tháng, hàng năm chỉ để ôm cây đợi thỏ. Bạn sẽ dần trở thành doanh nhân thành công chính nhờ va chạm thực tế, quan trọng nhất là bạn phải học hỏi từ những sai lầm và không bao giờ mắc một sai lầm đến lần thứ hai.

7. Sẽ không ai đem tiền cho bạn đâu

Thực thế, khi khởi nghiệp, sẽ không ai đưa không tiền cho bạn đâu. Nếu ngay từ đầu bạn cần một nguồn vốn lớn để bắt đầu đầu tư, kế hoạch của bạn cần phải xem xét lại. Tìm một điểm để bắt đầu thay vì cố chọn điểm kết thúc. Giảm quy mô cũng như các chí phí đắt đỏ. Hãy đơn giản hóa các ý tưởng cho đến khi bạn có thể quản lý nó một cách dễ dàng, tìm cách để kế hoạch hóa mô hình kinh doanh của bạn trên một ngân sách eo hẹp. Nếu bạn muốn tìm kiếm đầu tư, hãy chứng minh được giá trị của mình trước đã. Nếu ý tưởng của bạn thành công một cách hiện hữu, cơ hội huy động vốn từ các nhà đầu tư sẽ được cải thiện đáng kể.

8. Hãy giữ gìn sức khỏe

Không, tôi không phải là mẹ của bạn đâu nhé. Nhưng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu tự biết chăm sóc cho mình. Công việc kinh doanh cũng chính là một phong cách sống. Nếu cứ làm việc đến kiệt sức, bạn sẽ tự đốt cháy bản thân mình và công việc cũng sẽ kém hiệu quả hơn. Đừng lý do lý trấu gì nữa, hay ăn uống hợp lý, tập thể dục và dành thời gian cho riêng mình.

9. Đừng trở thành nạn nhân của công việc kinh doanh

Lời nói không quan trọng bằng việc làm. Hãy khẳng định giá trị của bạn thông qua những gì bạn có thể đạt được thay vì những lời ba hoa bốc phét. Hãy cho khách hàng và các nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp của bạn nhiệt tình mà vẫn trang nhã, thân thiện nhưng không vồ vập. Tránh làm mất lòng tin bằng cách tô vẽ những mục tiêu cao xa nhưng không chắc chắn. Tóm lại, hoặc là bạn chắc chắn làm được, hoặc là nên im lặng.

Ngược lại với những gì người ta thường nói, người thuyền trưởng sáng suốt không phải là người sẽ ở lại và chìm nghỉm cùng con tàu. Đừng làm những việc ngu ngốc chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình, tỏ ra mình anh hùng mã thượng, vậy nên cũng phải biết lúc nào cần rút chân khỏi vùng bùn. Nếu ý tưởng của bạn đang tỏ ra thất bại ngày một rõ ràng, chứng tỏ bạn đã làm gì đó sai. Hãy xem lại mình có thể làm gì khác. Rút ra bài học từ những thất bại của chính mình sẽ là hành trang tốt hơn cho bạn và cho những công việc kinh doanh sau này. Thất bại là không thể tránh khỏi, nhưng một doanh nhân đích thực là người sẽ trưởng thành từ những nghịch cảnh.

Theo Ehow

The post 10 lời khuyên cho những người mới khởi nghiệp appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/162-10-loi-khuyen-cho-nhung-nguoi-moi-khoi-nghiep.html/feed 0
5 bài học thú vị về con đường khởi nghiệp https://www.pedc.org.vn/tu-van/161-5-bai-hoc-thu-vi-ve-con-duong-khoi-nghiep.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/161-5-bai-hoc-thu-vi-ve-con-duong-khoi-nghiep.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:09 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/161-5-bai-hoc-thu-vi-ve-con-duong-khoi-nghiep/ 1. Không cần đột phá Trên thực tế, nhiều doanh nhân đã thành công khi chỉ cần thay đổi một […]

The post 5 bài học thú vị về con đường khởi nghiệp appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
1. Không cần đột phá

Trên thực tế, nhiều doanh nhân đã thành công khi chỉ cần thay đổi một đặc tính rất nhỏ của các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh hiện tại. Cinemex là ví dụ điển hình, họ đã rất thành công trong việc đưa hệ thống rạp chiếu phim đa màn hình từ Mỹ về Mexico. Nhà đồng sáng lập ra công ty này cho biết: “Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi dùng nước chanh thay vì bơ để cho vào bỏng ngô”. Chỉ nhờ có vậy, họ đã thay đổi được văn hóa xem phim rạp ở đây, thống trị hoàn toàn thị trường và tạo ra khoản lợi nhuận 300 triệu USD.

2. Không cần rủi ro

Khởi nghiệp thường đi kèm với nguy cơ mất tiền hoặc thất bại. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã có một vị trí với mức lương ổn định, thì vẫn còn nhiều rủi ro khác, như bị sa thải, gặp phải sếp kém cỏi hay chế độ đãi ngộ thấp.

Và một khi đã có quyết định kinh doanh, thì các doanh nhân sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro, một phần bằng cách hình thành các mối quan hệ hợp tác để phân tán rủi ro, đồng thời biến các động thái rủi ro cao trở nên ít nguy cơ hơn để có thời gian học hỏi và thích nghi dần dần.

Mary Gadams, nhà sáng lập RacingThePlanet ở Hong Kong, đã rất thành công trong việc tổ chức các sự kiện thể thao và siêu marathon thương mại. Bà sử dụng các tình nguyện viên, giữ chi phí cố định ở mức thấp, đưa nhiều sự kiện vào cùng một lúc và buộc người tham gia phải trả trước hàng nghìn USD, và đó chính là nguồn dự trữ tiền mặt lớn để bà tổ chức các sự kiện này.

3. Không cần theo đuổi những cơ hội

Cơ hội không phải là thứ có thể theo đuổi được. Thế nhưng phần lớn chúng ta lại cho rằng cơ hội là những chùm quả chín mọng trên giàn đang chờ được hái xuống. Trên thực tế, cơ hội là yếu tố chủ quan, và nó chỉ nảy sinh khi doanh nhân tin tưởng rằng họ đang nắm giữ một khả năng, thông tin hoặc tài sản đặc biệt nào đó.

Công ty tư vấn luật Clutch Group được hình thành từ chính kĩ năng bán hàng xuất sắc của Abhi Shahi. Kĩ năng này có được từ việc bán kinh thánh suốt thời sinh viên của anh. Chính nó đã giúp anh thuyết phục được các lãnh đạo của một số ngành công nghiệp hàng đầu hợp tác và đầu tư vào công ty của mình. Kết quả là ClutchGroup luôn được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý hàng đầu trên thị trường.

4. Không cần đam mê

Trung thành, nhiệt tình, chăm chỉ, kiên trì, có khả năng tập hợp mọi người – đúng là có cần thiết, thế nhưng còn đam mê thì sao? Đó là một thứ cảm xúc bóp méo và làm mờ mắt con người. Trên thực tế, công việc khó khăn nhất đối với một doanh nhân mới khởi nghiệp là làm sao để vừa hành động dứt khoát khi thấy có bất ổn vừa phải luôn tự phê bình bản thân và tiếp nhận kiến thức mới.

Gabriel Meron – nhà sáng lập Given Imaging đã đưa nhà sản xuất viên nang nội soi của Israel lên sàn Nasdaq năm 2001. Kể từ khi rời khỏi công việc kinh doanh tốt đẹp vào năm 2006, Meron đã hoạt động trong một lĩnh vực mới dựa trên một bài thử nghiệm đơn giản giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về động mạch vành. Rõ ràng ông đã bị thuyết phục rằng đây sẽ là một thành công lớn đáng để đầu tư tiền của và thời gian, và rõ ràng là còn có các cơ sở khoa học đảm bảo cho sự thành công của cuộc thử nghiệm nữa. Nhưng Meron biết rằng sẽ có rất nhiều điều bất ngờ, ông đã tuân theo các quy tắc của FDA để chứng minh hiệu quả của thí nghiệm, và ông biết rằng việc thương mại hóa một loại thuốc là cả một quá trình dài.

Luôn giữ một cái đầu lạnh, sáng suốt, kiên trì và điêu luyện là tất cả những gì có thể nói về Meron và phương pháp của ông. Đam mê không hề nằm trong nhóm đó. Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nhân chuẩn bị khởi nghiệp là hãy để lại đam mê của mình trong phòng ngủ, vén mành lên và để cho ánh nắng chói chang rọi sáng lên kế hoạch kinh doanh của bạn.

5. Kinh doanh không tốt cho sức khỏe

Mặc dù một cuộc bỏ phiếu gần đây cho thấy rằng 80% người dân Ba Lan nghĩ doanh nhân Ba Lan là những kẻ lừa đảo, thì trái lại, hình ảnh về các doanh nhân Mỹ lại là mẫu mực về trí tuệ, đạo đức và sức khỏe. Tuy nhiên, mặt tối của những vấn đề này chính là một phần không nhỏ các doanh nhân đang phải khổ sở với những niềm say mê thử thách, thành tựu và giải thưởng. Hậu quả là, họ càng ngày càng tìm đến những thử thách lớn hơn, và cứ thoát khỏi cái này là lại vướng vào một cái khác.

Bert Twaalfhoven, 45 tuổi và đã có tổng cộng 54 lần kinh doanh, phần lớn liên quan đến công nghiệp vũ trụ. Ông không hề nghèo, và tài sản thừa kế kếch xù của vợ chính là vốn cho ông kinh doanh lần đầu tiên, và do vậy, không phải ông làm những việc này vì tiền. Ông là một người đam mê kinh doanh. Nhưng nó nguy hiểm ở chỗ phần lớn người đam mê muốn lôi kéo nhiều người khác như mình nữa. Sau khi bán công ty cuối cùng của mình năm 2001, Bert tiếp quản Diễn đàn nghiên cứu khởi nghiệp châu Âu – một chương trình truyền bá sự đam mê kinh doanh trên khắp châu Âu thông qua giáo dục và cải cách chính trị.

Chúng ta càng tránh xa thứ gì đó, thì ta lại càng thấy nó đơn giản. Các nhà khởi nghiệp thực thụ biết rằng khởi nghiệp là một tập hợp các hoạt động và thái độ phức tạp thách thức tất cả những lời giải thích đơn giản. Do vậy, một quan điểm thực tế về khởi nghiệp thực sự là gì sẽ giúp tất cả chúng ta thành công trên lĩnh vực mà ta đã chọn.

Theo tintuc.timnhanh.com

The post 5 bài học thú vị về con đường khởi nghiệp appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/161-5-bai-hoc-thu-vi-ve-con-duong-khoi-nghiep.html/feed 0
Bài học khởi nghiệp cho doanh nhân https://www.pedc.org.vn/tu-van/160-bai-hoc-khoi-nghiep-cho-doanh-nhan.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/160-bai-hoc-khoi-nghiep-cho-doanh-nhan.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:08 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/160-bai-hoc-khoi-nghiep-cho-doanh-nhan/ Thêm ba lỗi mà doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải: bị những kẻ bi quan làm cho thui […]

The post Bài học khởi nghiệp cho doanh nhân appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
Thêm ba lỗi mà doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải: bị những kẻ bi quan làm cho thui chột ý chí, từ chối lắng nghe nhu cầu thực tế của thị trường, và không biết cách giao phó công việc.

“Chẳng có nơi nào chấp nhận anh đâu”, người đàn ông nói với tôi bằng dáng vẻ khinh khỉnh. Ánh mắt của ông là sự trộn lẫn giữa khinh miệt và tội nghiệp, đúng ánh mắt mà mọi người thường ban cho những kẻ hành khất… Dù gì đi nữa, ông ấy cũng là quản lý cấp cao của một doanh nghiệp lớn, chắc chắn có kinh nghiệm nhận biết một ý tưởng kinh doanh có đáng thực hiện hay không. Và ông đã kết luận rằng tôi nên ngừng ngay trước khi bắt đầu.

Nhưng, may thay, tôi không dễ nghe lời những kẻ ưa bàn ra. Tôi đã phớt lờ lời khuyên đừng mơ ngủ giữa ban ngày rằng sẽ thành lập công ty tư vấn chuyên về thị trường Trung Quốc và tính phí cao hơn các tập đoàn toàn thế giới như McKinsey và Bain. Năm năm sau, tôi ở vị trí này, điều hành doanh nghiệp có khả năng thắng hợp đồng cạnh tranh với các đối thủ cứng cựa.

Ngày ấy, khi tôi trình bày ý tưởng về doanh nghiệp sắp thành lập, thì không chỉ ông quản lý nói trên, mà rất nhiều người khác đã nói tôi không thể thành công, nên hãy bỏ cuộc. Mọi người nhìn tôi cứ như thể tôi là thằng ngốc ngây ngô đang có những ảo mộng rồ dại. Nhưng, tôi không để bất cứ ai hay bất cứ gì ngăn mình.

Bất cứ doanh nhân nào hẳn cũng nhận nhiều lời chê bai, chỉ trích khi bắt đầu lập nghiệp. Thế nên, doanh nhân sẽ mắc sai lầm lớn nếu để cho những kẻ ưa bàn ra đó làm thui chột ý chí.

Thành lập công ty có nghĩa là sự đột phá, là thay đổi trật tự thế giới, và làm thành công điều mà mọi người nghĩ rằng phi hiện thực. Đâu có ai nói với Steve Jobs rằng ông có thể lèo lái Apple đánh bại Microsoft. Đâu có ai từng khuyên Bill Gates bỏ học Harvard. Có bao nhiêu người thực sự tin rằng Howard Shultz có thể thành lập chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks bán ra ly cà phê đến 4 USD trong khi mọi người có thể mua chỉ 1 USD một ly ở bất cứ góc đường nào.

Đừng bao giờ để những kẻ bi quan và ưa bàn ra ngăn bước đường làm doanh nhân của bạn. Bạn gặp những kẻ như vậy nhiều vô số…

Dĩ nhiên, bạn cũng không thể quá cứng đầu và từ chối nghe lời khuyên từ mọi người. Nhưng đừng bao giờ dễ dàng lung lay bởi những hoài nghi và e ngại. Nếu thành lập doanh nghiệp mà dễ thì ai cũng có thể làm. Hãy để những người ưa bàn ra đó trở thành động lực thúc bạn tiến tới, thành công để chứng minh rằng họ đã sai.

Lỗi thứ hai là nhiều doanh nhân chưa lắng nghe nhu cầu thị trường. Hầu hết doanh nhân tự tin rằng mình có ý tưởng thay đổi thế giới và chỉ cần như vậy là đủ. Không phải vậy. Là doanh nhân thì phải nghĩ đến chuyện kiếm tiền nữa. Phải bảo đảm có người sẵn lòng bỏ tiền ra mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều đó đồng nghĩa với việc lắng nghe để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

Cụ thể như trường hợp tôi thành lập công ty tư vấn thị trường Trung Quốc này, thì lắng nghe nhu cầu thị trường đồng nghĩa với việc phỏng vấn giám đốc, lãnh đạo của các tập đoàn đang có ý định tấn công vào thị trường Trung Quốc. Họ cần dịch vụ tư vấn gì? Họ đánh giá các công ty tư vấn khác như thế nào? Họ sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho dịch vụ đạt chất lượng?

Câu trả lời của họ dẫn dắt các quyết định của tôi. Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là khách hàng thể hiện thái độ không hài long vì các công ty tư vấn lớn thường sử dụng chương trình PowerPoint hoặc để những nhân viên phân tích cấp thấp thực hiện công việc, chứ không tư vấn sát hợp và chuyên nghiệp như yêu cầu.

Bên cạnh đó, khách hàng không thích việc các công ty tư vấn lớn thuê đơn vị thứ ba thực hiện khảo sát và nghiên cứu, vì sẽ tạo rắc rối trong việc kiểm soát chất lượng dữ liệu. Thế nên, tôi quyết định không thuê ngoài và tự quảng bá mình với thế mạnh nghiên cứu thị trường và cơ sở dữ liệu tốt.

Ngoài ra, khách hàng cho biết họ đầu tư hàng tỷ USD vào TQ, nên chẳng bận tâm nếu công ty tư vấn tính phí 500.000 USD hay 5 triệu USD. Điều quan trọng là chiến lược tư vấn giúp họ thành công. Cạnh tranh về giá cả là tư tưởng có thể sai lầm, bởi vì chẳng ai cân nhắc giá rẻ hay đắt cho những dự án lớn có thể thay đổi doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu thị trường, tôi nhận thấy: khách hàng đòi hỏi dịch vụ chất lượng và có sự khác biệt để đem đến thành công. Và vì thế, chẳng cần phải là giá rẻ. Dù bạn là công ty tư vấn, bán cà phê hay phần mềm, thì cũng phải lắng nghe thị trường để quyết định chính sách giá và sản phẩm mình cung cấp sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Sai lầm cuối cùng là các doanh nhân mới khởi nghiệp thường hạn chế giao việc. Hãy biết giới hạn của mình để ủy thác và giao việc càng nhiều càng tốt. Nếu không, thì chẳng thể tiến triển được bao xa.

Tôi biết mình có kỹ năng bán hàng, nhưng yếu về kế toán và những lĩnh vực khác. Vậy nên, tôi lập công ty với các thành viên có những kỹ năng và tính cách khác nhau.

Sergei Brin và Larry Page rất thông minh khi rời vị trí CEO của Google, để nhường lại việc điều hành doanh nghiệp cho Eric Schmidt, còn mình thì làm chủ tịch và có thời gian tập trung vào lĩnh vực mình có khả năng.

Đối với công ty tư vấn thì chất lượng dịch vụ không nhất thiết tỷ lệ thuận với quy mô công ty. Tôi biết rằng nếu tìm được hai, ba nhóm dự án giỏi thì doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn lớn ngay từ ngày đầu thành lập. Nhưng, làm thế nào tôi thu hút nhân tài từ tay những tập đoàn lớn như McKinsey và Goldman Sachs? Điều đó khó thật. Tôi chỉ có thể cung cấp môi trường làm việc linh hoạt, nhỏ gọn mà mọi nhân viên có thể gặp quản lý cấp cao hàng ngày.

Thành lập doanh nghiệp là điều khó, nhưng rất lý thú. Để tối đa hóa cơ hội thành công, hãy nhớ thành lập đội ngũ làm việc giỏi, theo dõi để đáp ứng nhu cầu thị trường. Và quan trọng nhất, đừng bao giờ để những kẻ ưa bàn ra làm thui chột ý chí của mình!

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

The post Bài học khởi nghiệp cho doanh nhân appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/160-bai-hoc-khoi-nghiep-cho-doanh-nhan.html/feed 0
Vị đắng trong khởi nghiệp kinh doanh https://www.pedc.org.vn/tu-van/159-vi-dang-trong-khoi-nghiep-kinh-doanh.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/159-vi-dang-trong-khoi-nghiep-kinh-doanh.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:07 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/159-vi-dang-trong-khoi-nghiep-kinh-doanh/ Bỏ 300 triệu đồng thuê lại quán cà phê cũ trong một con hẻm quận 3, TP HCM, phải mất […]

The post Vị đắng trong khởi nghiệp kinh doanh appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
Bỏ 300 triệu đồng thuê lại quán cà phê cũ trong một con hẻm quận 3, TP HCM, phải mất 2 tuần sau ngày khai trương, Hùng mới biết mình bị hớ 100 triệu đồng. Song, những thử thách vẫn tiếp tục đeo bám chàng trai trẻ.

Khi khởi nghiệp, các bạn trẻ còn non kinh nghiệm thường thiếu kế hoạch kinh doanh dài hơi.

Cùng nhóm bạn ky cóp tiền để dành sau mấy năm làm thuê để hùn vốn mở quán cà phê, là mong ước của Hùng nhiều năm qua. Ngay khi mở được quán, bắt tay vào điều hành công việc, Hùng mới thấm thía kinh doanh hóc búa hơn mình tưởng.

Giữa tháng 3, săn lùng, dạo khắp Sài Gòn, gặp đủ loại cò đất dắt mối, Hùng được giới thiệu đến một quán cà phê cũ trong con hẻm nhỏ, nằm gần trục đường Lê Văn Sỹ. Vì quá vội vàng, nhóm bạn của Hùng đã không khảo sát giá mà chấp nhận sang quán với chi phí khá cao 300 triệu đồng (chưa tính tiền thuê mặt bằng mỗi tháng) trong thời hạn 24 tháng. Mãi đến sau này, khi mọi sự đã rồi, Hùng mới biết trước đó từng có người được chào giá sang quán này chỉ 200 triệu đồng nhưng nhà đầu tư vẫn chê đắt đỏ và từ chối.

Không chỉ bối rối vì bị hớ chi phí mặt bằng, nhóm bạn của Hùng còn lúng túng trong việc điều phối chỗ giữ xe vì khu vực giữ xe cho khách vào quán quá nhỏ. Những ngày đầu khai trương, bạn bè đến ủng hộ quán khá đông nhưng ngặt một nỗi chỗ để xe không đủ chứa nên đậu tràn ra lòng hẻm. Xung quanh không có cao ốc văn phòng, cũng chẳng có nhiều trụ sở công ty, chủ yếu là nhà dân; trong khi đó phía mặt tiền đường Lê Văn Sỹ lại đầy quán cà phê đối thủ cạnh tranh, tạo thêm áp lực tìm kiếm khách.

“Thiết kế chương trình như thế nào, làm sao để nhiều người biết đến quán, bạn bè không thể ủng hộ mãi được, rồi mỗi ngày áp lực phải thu vào bao nhiêu mới đủ chi phí điều hành khiến tôi lo lắng đủ thứ”, Hùng thành thật chia sẻ.

Đứng trước những khó khăn này, Hùng đã cầu cứu nhiều bậc anh chị có kinh nghiệm tư vấn giúp mình gỡ khó, và chịu “đòn nhừ tử” từ những trận mắng như té tát. Vốn đã thấm thía con đường mình đi có nhiều chông gai, thiếu sự cân nhắc, chưa chuẩn bị chu đáo, chàng trai trẻ thừa nhận, chỉ có việc kiên trì đeo bám, không bỏ cuộc giữa chừng mới tránh được nguy cơ thua lỗ nặng.

Cũng từng trải qua những va vấp khi kinh doanh quán cà phê cách đây 3 năm, đôi bạn đồng môn ở Đại học kiến trúc, Thành và Dũng chia sẻ: “Hồi đó chúng tôi bán buôn theo cảm hứng, không hề có kế hoạch tính toán dài hạn. Hợp đồng thuê quán chỉ có 3 năm, nhiều điều khoản bất lợi khi chủ đất đòi lại mặt bằng nhưng chúng tôi không lường hết được”.

Dũng chia sẻ, năm 2007, anh mở quán cà phê tại quận Phú Nhuận. Dày công chăm chút từ thiết kế đến phong cách phục vụ, đến tháng thứ 10 anh bắt đầu có nhiều khách ủng hộ, quán bước vào thời kỳ ăn nên làm ra. Tuy nhiên, đến tháng thứ 13, chủ đất đột ngột đòi tăng chi phí mặt bằng nếu không sẽ hủy hợp đồng. Vì muốn bám trụ, Dũng vừa thỏa thuận vừa năn nỉ chủ đất chấp thuận mức tăng 15% phí thuê mặt bằng. “Tuy nhiên, khi chủ đất yêu cầu tăng giá thuê mặt bằng lần 2 với tỷ lệ 30% thì chúng tôi gục ngã, chấp nhận rút lui vì nếu tiếp tục sẽ lỗ nặng”, Dũng kể lại.

Mặc dù việc hùn vốn mở quán cà phê đang trở thành một xu hướng kinh doanh được nhiều bạn trẻ chọn lựa, nhưng không phải ai cũng dễ dàng gặt hái thành công. Người này thất bại ở khâu thuê mặt bằng, thiết kế quán, người kia bị hạn chế trong khâu tiếp thị, quảng bá hình ảnh, tổ chức chương trình văn nghệ đặc trưng cho quán. Cũng có người mở quán rất thành công nhưng bị tăng giá đột ngột hoặc bị lấy lại mặt bằng.

Bàn về cách khởi nghiệp của các bạn trẻ, nguyên Trưởng phòng đào tạo khối nhượng quyền tập đoàn Trung Nguyên, Trang Minh Hà nhận xét: “Mở quán cà phê là một hình thức kinh doanh khá thịnh hành đối với nhiều bạn trẻ. Song, thương trường cũng như chiến trường, đây là cuộc chơi khó, đòi hỏi phải tính toán chi ly và đầu tư nhiều tâm huyết. Nếu lơ là sẽ thất bại như chơi”.

Ông Hà phân tích, nếu muốn mở quán cà phê, việc đầu tiên, người chủ cần tập làm quen với bài toán chi phí: thuê mặt bằng, vật tư sửa chữa, trang trí, điện nước, nhân công và thời gian hoàn vốn trong bao lâu. Lời giải của bài toán là mỗi ngày phải thu vào bao nhiêu tiền đủ để điều hành mà không thua lỗ. Từ đó, các bạn tiến thêm bước nữa là tham khảo ý kiến của những người đi trước, khảo sát các chi phí trên thị trường đồng thời tìm hiểu kỹ những đối thủ cạnh tranh.

Lường trước những ẩn số trên, khi tìm mặt bằng mở quán cà phê cần lưu ý đặt vị trí lên làm yếu tố hàng đầu. Quán sẽ nằm ở quận mấy, tuyến đường nào, hẻm hay mặt tiền đường, có dễ tìm, dễ nhận biết hay không, gần cao ốc văn phòng, khu dân cư? Ngoài ra, chỗ giữ xe cũng là một yếu tố đóng vai trò lớn đối với loại hình kinh doanh quán cà phê. Nếu chỗ giữ xe không đảm bảo, khách sẽ bỏ quán và không quay lại nữa.

Riêng về phí thuê mặt bằng, theo ông Hà, các bạn trẻ phải lưu ý thuê mặt bằng từ 5 năm trở lên mới kinh doanh có lời, cần ràng buộc thêm không tăng giá thuê trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, mức phạt khi hủy hợp đồng phải có lợi cho bên thuê đất và nếu trong trường hợp bắt buộc phải tăng phí thuê thì không được vượt quá 10%.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, dễ dãi trong bước khởi nghiệp kinh doanh mà không có khảo sát, nghiên cứu thị trường là biểu hiện của lối suy nghĩ “sweet” ( vị ngọt của đường) mà quên đi bài học “salt” (vị mặn của muối). Bởi lẽ, trong khi non kinh nghiệm, lại eo hẹp tài chính, kiến thức cơ bản chưa đủ, thiếu mối quan hệ, các bạn trẻ vẫn ảo tưởng cho rằng thành công sẽ mỉm cười ngay là cái nhìn sai lệch.

Chuyên gia này khuyến cáo rằng, khi chưa có tiền bạc và kinh nghiệm thực tế, các bạn trẻ nên tham gia vào những dự án kinh doanh của doanh nghiệp trong vai trò người tình nguyện học việc có hưởng trợ cấp. Với việc làm tình nguyện này, các bạn có điều kiện học hỏi, phát huy khả năng và tôi luyện mình cứng cáp dần lên, chuẩn bị chu đáo tài lực, trí lực cho những kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Theo Vũ Lê – Vn Express Online

The post Vị đắng trong khởi nghiệp kinh doanh appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/159-vi-dang-trong-khoi-nghiep-kinh-doanh.html/feed 0
Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam https://www.pedc.org.vn/tu-van/158-internet-va-moi-quan-tam-cua-doanh-nghiep-viet-nam.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/158-internet-va-moi-quan-tam-cua-doanh-nghiep-viet-nam.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:06 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/158-internet-va-moi-quan-tam-cua-doanh-nghiep-viet-nam/ Lượng người truy cập Internet tại Việt Nam ngày càng nhiều. Vì vậy, không còn lý do gì để doanh […]

The post Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
Lượng người truy cập Internet tại Việt Nam ngày càng nhiều. Vì vậy, không còn lý do gì để doanh nghiệp không tận dụng phương tiện quảng cáo đang phát triển này trong việc đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của Công ty Cimigo, dung lượng thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 278 tỷ đồng (xấp xỉ 15,5 triệu đô la Mỹ). Hiện nay, dù còn rất non trẻ, nhưng xét về tỷ lệ tăng trưởng, dung lượng thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 71% so với năm 2008. Rõ ràng, Internet đang được các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn so với trước đây.

50% người thành thị sử dụng Internet

Việt Nam là một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới, vượt qua những nước lân cận như Thái Lan hoặc Philippines. Khoảng 50% người dân thành thị Việt Nam lên mạng thường xuyên. Nếu sống ở thành thị và không truy cập Internet, bạn sẽ nhanh chóng thuộc về thiểu số và lạc hậu so với tình hình.

Ngày nay, với hầu hết thương hiệu, đã đến lúc tích hợp Internet vào hoạt động truyền thông. Nếu online chưa đóng vai trò nào trong chiến lược truyền thông, doanh nghiệp cần phải bắt đầu làm quen và gắn kết với phương tiện này. Hiện nay, các nhà quảng cáo cũng lên mạng và đã học được những kinh nghiệm quý giá qua việc thử nghiệm các phương thức mang lại và không mang lại hiệu quả.

Không chỉ giới trẻ online

Thực tế, Internet là điểm đến của giới trẻ. Trên 90% người ở độ tuổi 15 – 24 sống ở các đô thị tại Việt Nam truy cập Internet. Người dùng Internet có tuổi đời trẻ hơn tuổi trung bình của dân số Việt Nam. Trong những người từ 15 – 64 tuổi sống ở 6 thành phố trọng điểm, có đến 50% người dùng Internet có tuổi đời dưới 27 tuổi, và cứ bốn người thì có một người có tuổi đời trên 35. Dù đặc trưng của người dùng là còn trẻ nhưng sẽ là điều dại dột nếu doanh nghiệp không tận dụng online.

Người dùng Internet thường là người tiêu dùng khá giả. Họ là những người tiêu dùng cấp tiến, luôn có những ý kiến đi đầu, nhanh chóng tiếp nhận ý tưởng và thương hiệu mới. Hơn 50% người dùng Internet thuộc nhóm người có thu nhập trong xã hội, trong khi tỷ lệ nhóm đối tượng này trong tổng dân số thành thị chiếm khoảng 35%. Internet phổ biến hơn đối với nam (chiếm 54%) trong khi nữ chiếm 46%.

Hiện nay, Internet rất quen thuộc với hầu hết các nhóm mục tiêu trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp.

Chạm vào cuộc sống từ nhà

Trước đây, người dùng Internet là những người trẻ, lên mạng chơi game tại các quán cà phê Internet. Thế nhưng hiện nay có tới 70% người dùng Internet tại nhà. Người tiêu dùng rất coi trọng việc làm quen với thế giới online. Internet đóng vai trò quan trọng khi chọn và mua sản phẩm. 75% người lên mạng để tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thương hiệu mới, khoảng 50% trong số họ nghĩ sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hơn khi lên mạng.

Tuy nhiên, niềm tin vào phương thức thanh toán trực tuyến còn thấp khi rất ít người nghĩ mua sản phẩm qua mạng sẽ “an toàn”. Internet là phần quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Họ dành nhiều thời gian để lên mạng. Thời gian “sống” trên mạng chính là thời gian họ không “tiêu pha” vào các phương tiện truyền thông khác. Trong khi truyền hình vẫn là nền tảng thì Internet là phương tiện tương tác chứ không thụ động. Vì vậy, Internet sẽ mang tính lôi kéo hơn.

Tại Việt Nam, người dùng Internet lướt web rất thường xuyên. Gần 90% người “vào” Internet hơn một lần/tuần và khoảng 70% lên mạng hàng ngày. Thời gian online của người dùng Internet tại Việt Nam rất đáng kể. Tính trung bình, họ bỏ ra 2 giờ/ngày để ở trên mạng.

Thông tin, giải trí, kết nối

Ngày nay, với hầu hết thương hiệu, đã đến lúc tích hợp Internet vào hoạt động truyền thông
Đa số người dùng đồng ý rằng Internet là nguồn thông tin quan trọng. Họ cũng cho rằng Internet giúp họ liên lạc với bạn bè, kết bạn. Hoạt động thường xuyên nhất trên Internet là thu thập thông tin (đọc tin, dùng các website tìm kiếm) với hơn 90% người truy cập và khoảng 50% người dùng mỗi ngày.

Hơn 50% người dùng Internet để làm nghiên cứu cho các trường học, văn phòng (tần suất một lần/tuần) hoặc hơn. Hoạt động chủ yếu khác khi online là giải trí. Âm nhạc phổ biến nhất với 75% người nghe và gần 60% đã tải về các bản nhạc. Hơn 40% người xem phim trực tuyến, trong khi chơi game trực tuyến thu hút tương đối ít người.

Thể hiện bản thân là chính

Với những website mới, độ tương tác cao, có ứng dụng trực tuyến, người dùng có thêm cơ hội không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn tạo ra các nội dung cá nhân. Tại Việt Nam, mạng xã hội và blog thường xuyên được sử dụng. 40 – 45% người dùng vào các diễn đàn, blog và mạng xã hội. Một số đóng vai trò thụ động ở các website này, chẳng hạn như chỉ 15 – 20% người viết bài trên blog riêng hoặc các diễn đàn.

Giáo dục – giải trí là vua

Trong kinh doanh truyền thông, nội dung là vua. Internet cũng vậy. Mọi người đang tìm kiếm các loại hình giáo dục kết hợp giải trí (edutainment). Đó là nhiệm vụ của một nhà quảng cáo, xuất bản “dũng cảm” khai thác nhu cầu của người dùng trong các nội dung trực tuyến.

Thêm vào đó là năng lực của người dùng trong việc thể hiện bản thân. Số người tiêu dùng vào các blog và đóng góp vào nội dung đang rất ấn tượng. Điều đó cho thấy, việc kích hoạt nội dung do người dùng tạo ra là rất cần thiết trong các chiến lược trực tuyến của nhà quảng cáo cũng như các nhà xuất bản nội dung.

Hành vi và thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi. Họ dùng Internet nhiều hơn trong việc tìm hiểu thông tin thị trường, sản phẩm. Rõ ràng, đây là cơ hội cho doanh nghiệp. Cơ hội đó không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm, nâng doanh số, mở rộng kênh bán hàng, mà còn là kênh đối thoại để tìm hiểu thêm tâm tư của người tiêu dùng. Nắm được những yếu tố này, doanh nghiệp mới có thể “bán đúng món hàng người tiêu dùng cần”.

Lúc đó, điều gì khiến người tiêu dùng mua hàng trực tuyến? Đó là những sản phẩm có chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt. Hãy mang đến sự an tâm trong mỗi cú click chuột cho người mua hàng.
Những điểm chủ yếu cần cân nhắc

Khi thương hiệu/sản phẩm của doanh nghiệp online cần phải lưu ý những điểm sau:

1. Hãy phác thảo lộ trình cho chiến lược online của thương hiệu/sản phẩm trong bối cảnh kế hoạch truyền thông tổng thể của doanh nghiệp, trước khi nghĩ đến cách thực hiện. Để tối ưu hóa hiệu quả, hãy cân nhắc phương thức tích hợp các hoạt động vào chiến lược truyền thông tổng thể.

2. Tìm kiếm sự rõ ràng và đồng thuận nội bộ về các mục tiêu khi thương hiệu online.

3. Xem xét phương thức online của thương hiệu, chẳng hạn như chỉ dựa vào công cụ tìm kiếm, quảng cáo theo ngữ cảnh, các trang phù hợp hay tạo ra nội dung riêng cho thương hiệu. Chúng ta hầu như không thể ngăn người dùng tương tác và bình luận về thương hiệu. Vì vậy cần theo dõi và có sự chuẩn bị để lôi kéo họ.

4. Sự phù hợp rất quan trọng. Hãy cân nhắc kỹ website nào phù hợp cho thương hiệu, cả về nội dung lẫn đối tượng truyền thông.

5. Đừng online khi thiếu tính liên kết. Quảng cáo trực tuyến hiệu quả đòi hỏi cách triển khai sáng tạo và sử dụng thích hợp. Ngược lại sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Ngày nay, các hình thức quảng cáo trực tuyến không khác nhau nhiều. Nhà quảng cáo và các công ty quảng cáo cần đẩy mạnh hoạt động trực tuyến nếu muốn lôi kéo người tiêu dùng. Để online hiệu quả, phải khai thác tối đa nguồn lực nhằm theo dõi và tương tác với nội dung do người dùng tạo ra. Cần có những tài năng sáng tạo và bộ phận hoạch định truyền thông trực tuyến mạnh, nhằm tạo thêm giá trị cho thương hiệu/sản phẩm.

– Theo Richard Burrage – giám đốc điều hành, Cimigo Research (theo Doanh Nhân)

The post Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/158-internet-va-moi-quan-tam-cua-doanh-nghiep-viet-nam.html/feed 0
Các doanh nghiệp PR cần biết cách tạo câu chuyện https://www.pedc.org.vn/tu-van/157-cac-doanh-nghiep-pr-can-biet-cach-tao-cau-chuyen.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/157-cac-doanh-nghiep-pr-can-biet-cach-tao-cau-chuyen.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:05 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/157-cac-doanh-nghiep-pr-can-biet-cach-tao-cau-chuyen/ Làm cách nào để những thông tin PR mà doanh nghiệp cung cấp đến được các tòa soạn báo, được […]

The post Các doanh nghiệp PR cần biết cách tạo câu chuyện appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
Làm cách nào để những thông tin PR mà doanh nghiệp cung cấp đến được các tòa soạn báo, được các phóng viên chắp bút khách quan, độc giả tiếp nhận thông tin hữu ích là một bài toán không dễ giải đối với nhiều doanh nghiệp làm PR hiện nay.

PR không phải là báo chí

Trong buổi tọa đàm mới đây nhất về PR và báo chí, các nhà báo, các doanh nghiệp làm PR đã cùng nhau ngồi lại để trao đổi về tam giác: PR – Doanh nghiệp – Báo chí. Nhiều nhà báo than phiền rằng, thời gian gần đây họ nhận được rất nhiều thông tin PR của các doanh nghiệp nhưng không thể sử dụng nó bởi thông tin một chiều, chưa thực sự khách quan. Ông Vũ Mạnh Cường – Phó TBT Báo Lao Động cho rằng, hiện nay báo chí đang bị PR “lấn sân” và các tờ báo đang phải ra sức“cảnh giác” với các thông tin PR để tránh gây hiểu lầm cho độc giả. Và thuật ngữ “mùi PR” đã xuất hiện trong nhiều tờ báo. Ứng phó với sự nở rộ của thông tin PR, bà Nguyễn Thu Hương – Phó TBT của Vnexpress cho biết, trang báo điện tử của mình đã có sự phân trang rõ ràng và những trang cấp 2, cấp 3 là mảnh đất để cho các doanh nghiệp PR khai thác.

Để đính chính lại luồng dư luận khi cho rằng báo chí đang là công cụ “viết thuê” hữu hiệu của doanh nghiệp, thay mặt báo giới tham gia tại hội thảo, ông Cường cho biết: “Chúng tôi phải quán triệt từ trên xuống rất rõ ràng rằng, chỉ những thông tin có ích cho độc giả, thời sự, có vấn đề, mới sử dụng. Còn những doanh nghiệp nào muốn đăng tin, bài PR thì đã có những trang riêng dành cho họ và tất nhiên là doanh nghiệp đó phải trả tiền. Do đó mà doanh nghiệp nào muốn đăng tin PR theo kiểu “miễn phí” thì tốt nhất nên tìm ra những thông tin thực sự hợp với báo chí và độc giả của tờ báo đó”.

Đại diện nhiều doanh nghiệp làm PR lên tiếng rằng, hiện nay rất nhiều người cho rằng PR chính là các hoạt động báo chí. Nhưng trên thực tế báo chí chỉ là một phần trong các hoạt động PR (bao gồm PR nội bộ, đối tác, chính quyền, các nhà đầu tư cộng đồng…). Ông Nguyễn Thanh Sơn – TGĐ T&A Communications – cho rằng, trong mối quan hệ với báo chí, người làm PR chuyên nghiệp là người cung cấp thông tin, ý tưởng cho phóng viên và tạo điều kiện để phóng viên thực hiện đề tài của mình một cách tốt nhất. Người làm PR hiểu được công việc của người tổ chức bài vở, đồng thời lại hiểu được doanh nghiệp của mình (hoặc khách hàng) cần truyền tải thông tin gì nên có thể hỗ trợ phóng viên đưa tin, viết bài.

Phải chuyên nghiệp

Doanh nghiệp có thông tin, nhưng làm cách nào để thông tin ấy đến được với các toàn soạn báo, được phóng viên chắp bút khách quan và độc giả tiếp nhận được những thông tin hữu ích lại phụ thuộc rất nhiều vào cách mà doanh nghiệp làm PR thực hiện. Các chuyên gia về PR nhận định, một thực tế dễ nhận thấy ở nước ta hiện nay, có nhiều công ty PR hoạt động manh mún, thiếu chuyên nghiệp, quan tâm tới số lượng tin bài đăng trên các báo mà ít khi quan tâm tới chất lượng thông tin. Các hoạt động PR mới chỉ ở giai đoạn “manh nha”, phục vụ cho từng đợt tiếp thị nhỏ lẻ mà chưa chú ý tới việc tạo dựng hình ảnh lâu dài cho công ty.

Ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch HĐQT Công ty Le Bros, một trong những công ty tổ chức sự kiện và PR chuyên nghiệp lớn nhất Việt Nam, cho rằng, điều quan trọng nhất là cần biết cách tạo ra câu chuyện và kể nó thật hay, thật hấp dẫn. Đó là con đường thu hút phóng viên và độc giả nhanh và ấn tượng nhất. Nhưng không phải câu chuyện nào cũng thích hợp với tất cả các loại báo mà người kể chuyện cần tạo ra nhiều câu chuyện khác nhau, khéo léo, dẫn dắt hợp lý phù hợp với đối tượng độc giả của từng tờ báo khác nhau. Ông Vinh đưa ra ví dụ về một doanh nghiệp nọ sản xuất ra loại xe máy mới. Đối với những tờ báo chuyên về ô tô – xe máy thì câu chuyện về các yếu tố kỹ thuật của xe sẽ là chủ đề được họ quan tâm. Nhưng đối với những tờ báo không có đặc thù chuyên ngành xe máy thì cần những câu chuyện như các nghệ sĩ chơi xe như thế nào, tính nghệ thuật của nó ra sao… qua đó để nói về sản phẩm thì hiệu quả hơn hẳn.

Về phía báo chí, họ cũng yêu cầu các doanh nghiệp khi làm PR phải đặt tính chuyên nghiệp lên cao. Ông Vũ Mạnh Cường đưa ra câu chuyện về một thông tin của hãng nước giải khát nọ trên báo Lao Động. Khi thông tin có vấn đề, phóng viên của ông cần kiểm định lại và đã gọi điện tới công ty nhưng đã không nhận được sự phúc đáp rõ ràng từ phía người đại diện công ty. Do đó, phóng viên đã phải kiểm định lại từ các nguồn thông tin không chính thống khác.“Tôi nghĩ những người làm PR nên trả lời điện thoại hoặc email bất cứ khi nào có thể vì báo chí chúng tôi không thể đợi các bạn đến tận sáng hôm sau mới kiểm tra thông tin. Các doanh nghiệp yêu cầu tính chuyên nghiệp của báo chí thì các bạn cũng nên chú ý tới tính chuyên nghiệp của mình”, ông Cường góp ý.

Theo doanhnhan360.com

The post Các doanh nghiệp PR cần biết cách tạo câu chuyện appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/157-cac-doanh-nghiep-pr-can-biet-cach-tao-cau-chuyen.html/feed 0
Khởi nghiệp – duy trì: Câu hỏi cho mọi nhà doanh nhân https://www.pedc.org.vn/tu-van/156-khoi-nghiep-duy-tri-cau-hoi-cho-moi-nha-doanh-nhan.html https://www.pedc.org.vn/tu-van/156-khoi-nghiep-duy-tri-cau-hoi-cho-moi-nha-doanh-nhan.html#respond Tue, 17 May 2016 11:00:04 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/17/156-khoi-nghiep-duy-tri-cau-hoi-cho-moi-nha-doanh-nhan/ Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh như: […]

The post Khởi nghiệp – duy trì: Câu hỏi cho mọi nhà doanh nhân appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh như: chiến lược rõ ràng, nguồn nhân lực dồi dào, khả năng tổ chức doanh nghiệp. Và kết quả là doanh nghiệp không phất lên được, mà chủ doanh nghiệp thậm chí vẫn không hiểu gì sao.

Từ ý tưởng…

Trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm, có rất nhiều doanh nghiệp không bao giờ phất lên được. Còn nhiều doanh nghiệp khác, sau những thành công chớp nhoáng ban đầu cuối cùng chỉ có thể duy trì hoạt động một cách cầm chừng.

Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Doanh nhân – với thiên hướng thiên về hành động – thường bỏ qua những yếu tố cần thiết dẫn đến thành công trong kinh doanh.

Những yếu tố này bao gồm: một chiến lược rõ ràng, một nguồn nhân lực thực sự có năng lực, cộng với khả năng tổ chức doanh nghiệp sao cho vừa thúc đẩy hiệu quả hoạt động vừa không làm thui chột sáng kiến của nhân viên.

Ngoài ra, không bao giờ có hai doanh nghiệp cùng đi chung một con đường. Do đó các doanh nhân không thể trông đợi vào những công thức thành công sẵn có để đưa ra những lựa chọn liên quan đến doanh nghiệp của mình. Một quyết định đúng đắn với doanh nghiệp này có thể sẽ trở thành tai họa khi áp dụng vào doanh nghiệp khác.

Làm thế nào để vẽ nên con đường thành công cho doanh nghiệp của bạn? Tác giả Bhide gợi ý rằng bạn nên tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Mục đích của tôi là gì?

Hãy xem xét những mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình: Bạn muốn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh? Hay một cơ hội thử nghiệm công nghệ mới? Hay tích luỹ vốn? nhờ bán lại công ty khi đang ăn nên làm ra?
Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?

Chiến lược của bạn có hiệu quả không? Trong chiến lược ấy có chỉ rõ công ty bạn sẽ làm gì và sẽ không làm gì không? Liệu nó có tạo ra lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng đủ nhanh không?

Tôi có thể làm được điều đó không?

Bạn đã có năng lực phù hợp chưa? Đã có nguồn vốn đủ lớn chưa?

Khả năng ứng biến theo điều kiện thị trường là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến xa. Những doanh nhân thành đạt luôn hỏi mình những câu hỏi khó về mục tiêu của chính mình và xem xét liệu tiến độ công việc hiện tại của họ có thể giúp họ đạt được những mục tiêu đó không.

….Tới thực tế

Để xác định rõ mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình, cần hiểu rõ những điểm sau:

Bản thân bạn muốn gì từ hoạt động kinh doanh của bạn: Một nơi nuôi dưỡng và vun đắp nhân tài? Hưởng thụ một lối sống năng động, nhiều thay đổi? Sự tồn tại vĩnh cửu của một thể chế kinh tế đại diện cho những giá trị của bạn? Hay bạn muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng, chỉ trong một sớm một chiều?

Loại hình kinh doanh, công ty bạn cần: Chẳng hạn, nếu muốn sau này sẽ bán lại công ty thì bạn phải xây dựng nên một doanh nghiệp phát triển bền vững, tức là doanh nghiệp có khả năng đổi mới chính mình qua các thế hệ thay đổi liên tục về công nghệ, về nhân viên và cả khách hàng. Và bạn sẽ phải cần một công ty đủ lớn có thể hỗ trợ đầu tư về hạ tầng cơ sở, để bạn được rảnh tay làm những việc khác.

Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn: Ví dụ, quyết tâm xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững tức là một vụ đánh cược đầy rủi ro trong dài hạn – đó là phải tin tưởng vào nhân viên thiếu kinh nghiệm, tự mình phải đảm bảo trang trải nợ nần và chấp nhận những thành công không xuất hiện ngay. Những mục tiêu bạn đặt ra liệu có xứng đáng đánh đổi bằng những rủi ro này không?
Làm thế nào để tôi đạt được những mục tiêu đó?

Những chiến lược thành công cần đặt ra:

Có một định hướng rõ ràng: Hoạch định các chính sách, khả năng tiếp cận về địa lý, năng lực và quy trình ra quyết định của doanh nghiệp một cách rõ ràng để cả nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng đều hiểu

Tạo ra được nguồn lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng phù hợp: Phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn sẽ đem lại kết quả kinh doanh như mong muốn. Chẳng hạn, chỉ sau khi đánh giá được kĩ lưỡng hiệu quả chiến lược thông qua các đơn đặt hàng qua thư điện tử (vốn tạo ra ít lợi nhuận vì vấp phải cạnh tranh gay gắt) và các cửa hàng bán lẻ thì chế độ làm việc tại nhà dành cho nhân viên nữ trong thời kì nghỉ sinh con (Mothers Work) mới có thể đưa vào áp dụng trong công ty.

Phục vụ cho công ty về lâu về dài: Trước hết, dự doán mức bão hòa thị trường trong tương lai, dự đoán môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những thay đổi đột phá về công nghệ, sau đó phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn bao quát được hết những biến động này.

Đạt được tốc độ tăng trưởng phù hợp: Hãy đề ra mục tiêu đạt được một tốc độ tăng trưởng sao cho vừa thu hút được khách hàng và nguồn vốn đầu tư lại vừa không gây ra quá nhiều căng thẳng cho bạn và cho nhân viên.
Liệu tôi có đạt được những mục tiêu đó không?

Một chiến lược tuyệt vời cũng sẽ trở nên vô ích nếu bạn không thể biến nó thành hiện thực. Để làm được điều này, bạn sẽ phải có:

Nguồn lực phù hợp: Hãy bổ sung vào đội ngũ nhân viên của công ty những người lao động có kĩ năng, có tri thức và những giá trị cần thiết để thực hiện chiến lược của bạn, tạo thành một đội ngũ nhân viên thu hút được cả khách hàng lẫn nguồn vốn đầu tư.

Cơ sở hạ tầng phù hợp: Thiết lập một hệ thống tổ chức cần thiết để thực hiện chiến lược của bạn.

Ví dụ, giả sử bạn muốn thành lập một doanh nghiệp phát triển mạnh về mạng lưới theo địa lý, tăng trưởng thật nhanh để cuối cùng bán cổ phiếu ra công chúng. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều để phát triển các cơ chế phân quyền, chuyên biệt hóa vai trò công việc, dự đoán và kiểm soát nguồn lực từ các quỹ đầu tư và duy trì kết quả hoạt động tài chính.

Sự linh hoạt trong vai trò: Để phát triển doanh nghiệp, vai trò của bạn cần phải chuyển từ chỗ tự mình làm những “công việc thực tế” sang việc “dạy người khác làm”, nhằm tạo ra kết quả hoạt động như mong muốn và quản lý môi trường làm việc.

(Theo Amar Bhide // Tuanvietnam)

The post Khởi nghiệp – duy trì: Câu hỏi cho mọi nhà doanh nhân appeared first on Popular Enterprises Development Consultant - Tư Vấn Xây Dựng Doanh Nghiệp.

]]>
https://www.pedc.org.vn/tu-van/156-khoi-nghiep-duy-tri-cau-hoi-cho-moi-nha-doanh-nhan.html/feed 0