53,6 triệu USD tương đương khoảng 911 tỉ đồng là doanh số mà dịch vụ nội dung cho mạng di động thu được trong năm 2007, dẫn đầu với tỉ trọng 29% tổng doanh thu của ngành công nghiệp nội dung số của Việt Nam, đứng thứ hai trong bốn lĩnh vực hàng đầu của ngành công nghiệp.
Nội dung bao gồm trò chơi điện tử, nội dung số cho mạng di động, quảng cáo và phát triển nội dung trên internet và dịch vụ thương mại điện tử.
Thị trường tiềm năng
Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung cho mạng di động có tới trên dưới 100 doanh nghiệp tham gia. Những tên tuổi điển hình cho dịch vụ đầy tiềm năng này như VASC, FPT, VTC. Ngay cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động như MobiFone, VinaFone, Viettel, S-Fone… cũng không bỏ qua cơ hội “kiếm tiền” từ dịch vụ này.
Các dịch vụ nội dung được cung cấp cho mạng di động bao gồm phát triễn và cung cấp các tiện ích (tải nhạc chuông, logo, hình nền…); trò chơi trên điện thoại di động; tin nhắn trúng thưởng; tin nhắn tra cứu thông tin kinh tế xã hội; tin nhắn tư vấn chuyên sâu… Trong đó, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, dich vụ cung cấp các tiện ích cho điện thoại di động được nhiều doanh nghiệp tham gia nhất với khoảng 63 doanh nghiệp. Tuy nhiên, dịch vụ mang lại doanh thu cao cho các nhà khai thác lại là dịch vụ tra cứu thông tin kinh tế xã hội, chiếm khoảng 43% tổng danh thu từ các dịch vụ nội dung cho mạng di động.
Nhận xét về sự phát triễn của dịch vụ nội dung cho mạng di động, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ phó Vụ Công Ngiệp Công nghệ Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, nhu cầu sử dụng dịch vụ nội dung cho mạng di động rất cao. Nhận định này được chứng minh bởi con số có tới 70% (tương đương với 297 người) trong tổng số 425 người sử dụng điện thoại di động được khảo sát mối đây, có nhu cầu sử dụng dịch vụ nội dung trên mạng di động. Và có tới 94% trong tổng 297 người này sẵn sàng trả phí để sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ nội dung số cho mạng di động chưa thực sự làm hài lòng người sử dụng. Khó khăn lớn nhất mà khách hàng thường gặp, theo ông Đường chính là tốc độ đường truyền và chất lượng mạng.
Các nhà khai thác đua tài
Thời gian gần đây, các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động đã đồng loạt tung ra các dịch vụ nội dung trên mạng di động. Trong đó, có thể nói đến sự ganh đua của hai “mạng” lớn và Viettel và MobiFone. Hai nhà khai thác này tập trung chủ yếu vào dịch vụ tra cứu tin tức kinh tế xã hội và dịch vụ tiềm kiếm. Còn S-Fone cũng tập trung khá mạnh vào dịch vụ nội dung cho mạng di động nhưng chủ yếu là tải nhạc chuông và trò chơi. Sở dĩ các nhà triễn khai dịch vụ nội dung tại thời điểm này vì tốc độ đường truyền của mạng di động đã được tăng đáng kể, nhu cầu của người dùng tăng cao. Nhưng lý do chính là để kéo doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU) lên sau một thời gian sụt giảm mạnh.
Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc Công ty VMS-MobiFone cho biết, nhu cầu sử dụng dịch vụ nội dung của các thuê bao di động đang tăng và các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động đang tập trung mạnh vào hướng này để đẩy mạnh doanh thu phi thoại nhằm kéo (ARPU) lên.
Hai dịch vụ điển hình của MobiFone là OneSearch (dịch vụ tìm kiếm trên di động, MobiFone hợp tác với Yahoo!) và dịch vụ LiveInfo (dịch vụ cung cấp các thông tin cập nhật về thể thao, âm nhạc, tin tức, kinh doanh, tư vấn, trò chơi, giải trí). Ông Minh cho biết, sự hợp tác này không chỉ mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng mà còn là cơ hội để MobiFone quảng bá thương hiệu của mình. Sau khi “đánh bóng” thương hiệu bởi sự hợp tác với Yahoo!, MobiFone lại tung ra dịch vụ LiveInfo với mong muốn mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sóng và giá cả dịch vụ. Ngoài hai dịch vụ trên, mới đây MobiFone cũng xuất chiêu độc với dịch vụ nhắn tin quốc tế bằng tiếng Hàn và tiếng Hoa. “Điểm khác biệt của thương hiệu MobiFone nằm ở chỗ chúng tôi luôn khai thác những cơ hội cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhiều nhóm khách hàng”, ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước – tiếp thị của MobiFone cho biết. “Việc đưa ra dịch vụ nhắn tin bằng tiếng Hàn và tiếng Hoa, giúp cho việc liên lạc giữa các cộng đồng sử dụng tiếng Hàn và Hoa tại Việt Nam hoặc những khách hàng có đối tác kinh doanh và người thân tại Hàn Quốc và Trung Quốc được thuận lợi hơn” . Đây thực sự là “chiêu độc” của MobiFone vì từ trước đến nay, để giao dịch với người nước ngoài, các thuê bao mạng GSM chỉ có thể gửi và nhận tin nhắn bằng tiếng Anh. Còn nếu khàch hàng nhắn tin bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Hoa và gửi tới một thuê bao di động tại Hàn Quốc và Trung Quốc thì tin nhắn hiện ra trên màng hình của người nhận chỉ toàn các ký tự vô nghĩa. Cước phí để gửi một tin nhắn quốc tế bằng tiếng Hàn và tiếng Hoa là 0,1485USD.
Cạnh tranh “sát nút”
Cạnh tranh với dịch vụ LiveInfo của MobiFone, Viettel tung ra dịch vu Minternet. Một sản phẩm kết hợp tính năng công nghệ và thông tin giá trị diện tích trên điện thoại di động. Để sử dụng dịch vụ di này, khách hàng chỉ cần nhằn tin MI gửi đến 8062 (chỉ có 500 đồng) là có thể tải Minternet về máy để đọc báo, tra cứu thông tin, download hình ảnh, nhạc chuông, game và nhiều dịch vụ khác một cách nhanh chóng.
Theo Ông Bùi Quang Huy, Giám đốc Trung tâm Viettel Media: “Trang wap này không chỉ cung cấp tin tức xã hội và thị trường một cách đơn thuần, mà còn có thể trực tiếp download các dịch vụ game, nhạc hay hình ảnh qua mạng tin nhằn SMS từ Minternet mà không cần phải nhắn tin theo cú pháp nào. Đó là đặc điểm nổi bật mà Miternet khác biệt với trang wap khác”.
S-Fone lại cạnh tranh với hai nhà khai thai thác trên bằng dịch vụ tải nhạc và tra cứu thông tin bóng đá theo yêu cầu. Song song với việc ra mắt dịch vụ tra cứu này, S-Fone cũng vừa hợp tác với công ty phát triển và cung cấp game hàng đầu thế giới GameLoft để tăng cường số lượng game trên các máy điện thoại S-Fone có thể cung cấp cho các thuê bao 095 nhiều trò chơi mới, đặc sắc trên cả nền WIPI-C và BREW. Hiện S-Fone Gameloft đã giới thiệu thêm 15 trò hai dòng máy là Samsung F363 và Samsung F603. Còn với dịch vụ colorRing, S-Fone cho phép khách hàng tải về bộ sưu tập cá nhân tới 20 bài hát; cài đặt ColorRing cho thuê bao khác; tải ColorRing theo album; sao chép ColorRing…
Theo ông Đỗ Văn Quất, Giám đốc kinh doanh và Tiếp thị của S-Fone, ColorRing là một trong những dịch vụ giá trị gia tăng nổi bật trên điện thoại dị động, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào tháng 7.2003. Dịch vụ này tạo điều kiện cho tất cả thuê bao S-Fone có thể “cá nhân hoá” số điện thoại của mình với những âm thanh và giai điệu yêu thích được cài đặt làm nhạc chuông chờ.
Theo Tạp chí marketing